Đối tượng nào cần tự cách ly tại nhà? Hướng dẫn tự cách ly y tế tại nhà đối với người nghi nhiễm Covid-19

Cách ly y tế là việc làm cần phải tuân thủ theo quy định để phòng tránh và ngăn ngừa sự lây lan của dịch Covid-19. Vậy các đối tượng nào cần tự cách ly tại nhà? Bài viết sau đây từ Điện máy XANH sẽ hướng dẫn tự cách ly y tế tại nhà đối với người nghi nhiễm Covid-19.

1Các đối tượng cần tự cách ly y tế tại nhà

Những đối tượng được liệt kê dưới đây cần phải thực hiện cách ly y tế tại nhà:

  • Người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với trường hợp bệnh xác định
  • Người thuộc đối tượng cách ly tập trung có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
  • Các đối tượng khác theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ hoặc Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống Covid-19 hoặc hướng dẫn của Bộ Y tế theo diễn biến cụ thể của dịch bệnh.

Cách ly y tế tại nhà

2Thời gian tự cách ly tại nhà

Theo hướng dẫn cách ly tại nhà, nơi lưu trú do Bộ Y tế quy định, thời gian cách ly tối đa là 14 ngày kể từ ngày tiếp xúc lần cuối với nguồn nghi ngờ truyền bệnh.

Thời gian tự cách ly tại nhà

3Hướng dẫn tự cách ly y tế tại nhà đối với người nghi nhiễm Covid-19

Đối với người được cách ly

Trách nhiệm của người được cách ly:

  • Chấp hành việc tự cách ly tại nơi ở, nơi lưu trú ĐÚNG thời gian quy định và có CAM KẾT với chính quyền địa phương (Mẫu kèm theo).
Đọc Thêm  Mẹo trị nứt gót chân hiệu quả ngay tại nhà bạn không nên bỏ lỡ

BẢN CAM KẾT thực hiện cách ly

  • Hàng ngày: Tự đo thân nhiệt và tự theo dõi sức khỏe, ghi kết quả và tình trạng sức khỏe chung vào Phiếu theo dõi sức khỏe, thông báo cho nhân viên y tế cấp xã.
  • Thông báo ngay cho nhân viên y tế cấp xã phụ trách theo dõi khi có một trong các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh: sốt, ho, đau họng, khó thở.
  • Hạn chế ra khỏi phòng riêng, hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người trong gia đình, nơi lưu trú cũng như những người khác.
  • Không ra khỏi nơi ở, nơi lưu trú trong suốt thời gian cách ly.
  • Thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân, đeo khẩu trang, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch rửa tay có cồn. Không dùng chung các đồ dùng vật dụng cá nhân: bát, đũa, thìa, cốc, bàn chải đánh răng, khăn mặt,…
  • Thu gom khẩu trang, khăn, giấy lau mũi, miệng đã qua sử dụng vào túi đựng rác thải riêng để xử lý theo quy định.
  • Không ăn chung, không ngủ chung cùng với những người khác trong gia đình, nơi ở, nơi lưu trú.
  • Đảm bảo ăn uống đủ chất dinh dưỡng, uống đủ nước, vận động cơ thể, tập thể dục nhẹ nhàng tại chỗ.

Trách nhiệm của người được cách ly

Các yêu cầu về phòng ở của người được cách ly gồm có:

  • Tốt nhất là ở phòng riêng
  • Nếu không có phòng riêng, bố trí giường ngủ của người được cách ly cách xa ít nhất 2 mét với giường ngủ của các thành viên khác trong gia đình hoặc nơi ở, nơi lưu trú, xa khu sinh hoạt chung.
  • Đảm bảm thông thoáng khí.
  • Không sử dụng điều hòa nhiệt độ.
  • Thường xuyên được vệ sinh.
  • Hạn chế các đồ đạc vật dụng.
  • Nếu có điều kiện nên chọn phòng ở cuối dãy, cuối hướng gió, xa khu vực đông người qua lại.
  • Có nhà vệ sinh, xà phòng rửa tay, nước sạch.
  • Có thùng rác có nắp đậy.
Đọc Thêm  5 kênh thông tin chính thức về dịch bệnh COVID-19 tại Việt Nam bạn nên biết

Yêu cầu về phòng ở của người được cách ly

Đối với các thành viên trong gia đình

Những điểm lưu ý này bao gồm các thành viên trong gia đình, người làm việc, quản lý ở nơi lưu trú của người đang được cách ly:

  • Hạn chế tiếp xúc người được cách ly, khi cần tiếp xúc đeo khẩu trang và giữ khoảng cách tối thiểu 2m.
  • Lau nền nhà, bề mặt dụng cụ, tay nắm cửa hàng ngày bằng các chất tẩy rửa thông thường hoặc dung dịch sát khuẩn.
  • Cung cấp suất ăn riêng cho người được cách ly.
  • Thông báo ngay cho nhân viên y tế cấp xã, chính quyền địa phương sở tại khi người được cách ly tự ý rời khỏi khu cách ly hoặc có một trong các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh: sốt, ho, đau họng, khó thở.
  • Không tổ chức liên hoan ăn uống, hoạt động đông người tại nơi ở, nơi lưu trú.
  • Giúp đỡ, động viên, chia sẻ với người được cách ly trong suốt thời gian cách ly.

Trách nhiệm của thành viên trong hộ gia đình, nơi ở, nơi lưu trú

Đối với chủ quản lý nhà cửa nơi đối tượng được cách ly cư trú

Trách nhiệm của ban quản lý/người quản lý/chủ hộ khu chung cư, ký túc xá, khách sản, nhà nghỉ, nhà trọ gồm có:

  • Phối hợp chặt chẽ với y tế địa phương và các đơn vị có liên quan trong tổ chức thực hiện cách ly.
  • Phân công người đầu mối phụ trách công tác phòng chống dịch Covid-19, công khai thông tin liên lạc (tên, số điện thoại).
  • Tổ chức thực hiện giám sát người được cách ly đảm bảo đúng quy định.
  • Báo cáo với cơ quan thẩm quyền và phối hợp tổ chức cưỡng chế cách ly nếu người được cách ly không tuân thủ yêu cầu cách ly y tế.
  • Thông báo cho các hộ gia đình, người lưu trú tại nơi ở, nơi lưu trú có người được cách ly về thông tin của người được cách ly (đối với một số trường hợp đặc biệt thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Y tế) để mọi người biết, phối hợp thực hiện và tham gia giám sát.
  • Tổ chức thông tin truyền thông phòng chống dịch Covid-19 bằng nhiều hình thức.
  • Không tổ chức các sự kiện tập trung đông người tại khu vực sinh hoạt chung, nơi ở, nơi lưu trú.
  • Cung cấp đầy đủ khẩu trang cho người được phân công giám sát cách ly.
  • Bố trí thùng đựng rác có nắp đậy, dung dịch sát khuẩn tay nhanh tại khu vực sảnh chờ, hành lang, cầu thang bộ, cửa cầu thang máy (nếu có).
  • Tổ chức vệ sinh khử trùng khu vực sinh hoạt chung.
  • Tổ chức thu gom rác thải và xử lý hàng ngày.
  • Thông báo ngayc ho cơ quan y tế địa phương hoặc qua đường dây nóng của địa phương khi có trường hợp sốt hoặc ho, đau họng, khó thở.
  • Tạo điều kiện, động viên, chia sẻ giúp đỡ người được cách ly để họ yên tâm thực hiện việc cách ly.
Đọc Thêm  Hướng dẫn 7 cách thắt cà vạt nam vừa nhanh vừa đẹp, dễ thực hiện

Trách nhiệm của ban quản lý/người quản lý/chủ hộ khu chung cư, ký túc xá, khách sản, nhà nghỉ, nhà trọ

Bộ Y tế cũng quy định về việc tổ chức vệ sinh khử trùng như sau:

  • Khử trùng bằng cách chất tẩy rửa thông thường hoặc các dung dịch khử trùng có chứa 0,05% Clo hoạt tính.
  • Ưu tiên việc khử trùng bằng cách lau, rửa.
  • Vệ sinh nền nhà, tường, bàn ghế, các đồ vật tại khu vực công cộng, khu vệ sinh chung, cầu thang bộ, thang máy,… ít nhất 1 lần/ngày.
  • Vệ sinh tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, lan can, nút bấm, cabin thang máy,… ít nhất 2 lần/ngày.

Quy định về việc tổ chức vệ sinh khử trùng

Đối với UBND xã, phường, thị trấn nơi có người được cách ly

Trách nhiệm của UBND xã, phường, thị trấn nơi có người được cách ly gồm có:

  • Phối hợp với Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 của địa phương ra Quyết định áp dụng biện pháp cách ly y tế và cấp Giấy xác nhận đã hoàn thành cách ly y tế đối với người được cách ly.
  • Chỉ đạo, tổ chức, giám sát chặt chẽ việc thực hiện cách ly.
  • Hỗ trợ nguồn lực để đảm bảo việc thực hiện cách ly theo quy định.
  • Tổ chức tiến hành cưỡng chế cách ly y tế nếu người được cách ly không tuân thủ yêu cầu cách ly y tế.
  • Tạo điều kiện, động viên, giúp đỡ người được cách ly để họ yên tâm thực hiện việc cách ly.
  • Cung cấp số điện thoại đường dây nóng của địa phương để người được cách ly liên hệ khi cần thiết.
Đọc Thêm  Top 10 kênh YouTube Việt Nam dạy yoga giúp giữ dáng đẹp, eo thon hiệu quả

Trách nhiệm của UBND xã, phường, thị trấn nơi có người được cách ly

Nguồn: Quyết định 879/QĐ-BYT ngày 12/03/2020 của Bộ Y tế. Thông tin được cập nhật vào ngày 20/07/2021.

Việc tuân thủ quy định cách ly giúp bảo vệ bản thân và những người xung quanh trong mùa dịch. Hãy cùng chia sẻ và vận động mọi người tuân thủ các quy định phòng dịch Covid-19 nhé!

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

MÃ GIẢM GIÁ HÔM NAY
Logo
Enable registration in settings - general
Compare items
  • Total (0)
Compare
0
Shopping cart