Cách 1: Kiểm tra thông tin mainboard trực tiếp
Cách đơn giản nhất để xem tên mainboard và biết nó sử dụng Chipset nào là quan sát trực tiếp mặt trước main.
Tuy nhiên vị trí ghi thông tin này không cố định ở một vị trí, bạn hãy cố gắng qua sát kỹ một chút nhé!
Thông tin mainboard GIGABYTE
Thông tin mainboard ECS
Nếu bạn gặp khó khăn khi thử cách này để kiểm tra thông tin mainboard, hãy áp dụng các phương pháp bên dưới.
Cách 2: Sử dụng hộp thoại Command Prompt (CMD)
Nếu không thích CMD, bạn cũng có thể dùng PowerShell và nhập dòng lệnh sau để xem thông tin mainboard:
Bước 1: Mở CMD hoặc POWERSHELL bằng cách:
Bấm tổ hợp phím Windows + R
sau đó nhập: cmd / powershell và bấm Enter.
Bước 2: Nhập câu lệnh sau để xem thông tin mainboard.
wmic baseboard get product, manufacturer, version, model, name, partNumber, slotlayout, serialnumber, poweredon
Nếu muốn kiểm tra ít thông tin hơn, bạn cũng có thể sử dụng câu lệnh ngắn gọn này:
wmic baseboard get product, manufacturer
Cách 3: Sử dụng phần mềm CPU – Z
Bạn có thể bấm vào đây để tải phần mềm CPU-Z về máy tính và cài đặt. Sau đó khởi động phần mềm và click vào tab Mainboard. Thông tin về tên, model của main máy tính hiện khá đầy đủ trong mục Motherboard.
Cách 4: Sử dụng phần mềm Speccy
Bước 1: Tải phần mềm Speccy về máy tính và cài đặt.
Bước 2: Khởi động phần mềm, ở ngay giao diện chính cho ta biết tên của mainboard và nhiệt độ trung bình hiện tại.
Bước 3: Để xem thông tin bo mạch chủ chi tiết, bạn hãy bấm vào tab Motherboard ở cột bên trái. Lúc này ứng dụng sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về chipset, model, tên, nhà sản xuất, v.v.
Bài viết hướng dẫn cách kiểm tra thông tin Mainboard PC (main máy tính) tới đây là kết thúc. Nếu bạn còn bất kỳ khó khăn nào trong quá trình kiểm trai bo mạch chủ thì hãy để lại comment, mình sẽ giải đáp nhanh nhất có thể.